Hydro

Thứ sáu - 23/07/2021 08:57
Hydro là một nguyên tố hóa học xếp đầu tiên trong bảng hệ thống tuần hoàn với nguyên tử số là 1 và khối lượng nguyên tử là 1 đvC. Hydro có những tính chất gì và lịch sử như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đơn chất hydro trong bài viết này nhé.
Hydro
Hydro

Hydro

Theo Wikipedia, tên gọi Hydro bắt nguồn từ tiếng Pháp Hydrogène /idʁɔʒɛn/ hay còn được gọi với tên quen thuộc hơn là Hidro or Hiđrô. Khi quen miệng, chúng ta thường gọi Hydro nhanh hơn, luyến láy hơn là "Hít Rô".
Hydro là một nguyên tố hóa học được xếp đầu tiên trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hóa học của Mendeleev với nguyên tử số là 1 và khối lượng nguyên tử nặng 1 đvC. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất tồn tại ở trạng thái khí với trọng lượng nguyên tử 1,00794 đvC.
Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ tạo nên khoảng 75% tổng khối lượng vũ trụ và tới trên 90% tổng số nguyên tử. Ở trong không gian, Hydro tồn tại chủ yếu ở trạng thái Plasma. Ở trên Trái Đất, nguyên tố hydro tồn tại trong tự nhiên tương đối ít do đặc tính vật lý nhẹ nên trường hấp dẫn của Trái Đất không thể giữ Hydro ở lại được mà đành để tuột mất ra ngoài không gian.

Thông số kỹ thuật của nguyên tử Hydro

Tính chất chung
Tên gọi Hydro
Phát hiện Henry Cavendish(1766)
Đặt tên chính bởi Antoine Lavoisier (1783)
Ký hiệu hóa học H
Số nguyên tử(Z) 1
Khối lượng nguyên tử 1 đvC
Nhóm IA
Chu kỳ 1
Phân loại Phi kim
Cấu hình Electron 1S1
Màu sắc Không màu
Trạng thái vật chất Chất Khí
Nhiệt độ nóng chảy -259,14 °C ~ 14,01 K ~ -434,45 °F
Nhiệt độ sôi 20,28 K  ~ -252,87 °C ~ ​-423,17 °F
Trạng thái Oxi hóa 1, -1
Độ âm điện 2,20 (Thang Pauling)
Cấu trúc tinh thể Lục Phương

Tính chất vật lý của Hydro

Hydro tồn tại ở trạng thái khí do được 2 nguyên tử hydro liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử khí hydro có công thức hóa học phân tử khí là H2. Khí Hydro không màu, không mùi dễ bắt cháy trong không khí và có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy rất thấp.
Nhiệt độ sôi của hydro là 20,27 K (~252,87 °C).
Nhiệt độ nóng chảy của hydro là 14,02 K (~-259,14 °C).
Khí hydro là nguyên tố tạo nên nước

Hidro là nguyên tố tạo nên nước

Tính chất hóa học của Hydro

Hydro là một phi kim thuộc nhóm IA và là phi kim đầu tiên trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố hóa học. Hydro sẽ có tính chất hóa học của một phi kim như: tác dụng với kim loại, tác dụng với phi kim, tác dụng với phi kim halogen, tác dụng với oxit kim loại . . .

Hydro tác dụng với kim loại

Hydro tác dụng với kim loại tạo thành muối Hydrua. Bình thường, các kim lại sẽ không tác dụng vớikhí hydro để tạo thành muối nhưng khi cho kim loại tiếp xúc với khí hydro ở nhiệt độ cao thì phản ứng xảy ra mãnh liệt.
Phương trình tổng quát thể hiện hydro tác dụng với kim loại như sau:
M + H2 ➜ MHx
Lưu ý: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao.
Trong đó:
- M là kim loại.
- x là số nguyên tử hydro có trong phân tử muối tạo thành.
Cách gọi tên muối tạo thành khi cho kim loại tác dụng với Hydro = Tên kim loại + Hydrua.

Hydro tác dụng với phi kim

Hydro tác dụng với phi kim halogen

Khi hydro tác dụng với phi kim thuộc nhóm VIIA hay còn gọi là nhóm Halogen tạo thành chất khí có tên gọi là hiđro halogenua. Chất khí hiđro halogenua dễ dàng tan vào trong nước tạo thành dung dịch axit tương ứng với tên gọi tổng quát là dung dịch axít halogenhiđric.
H2 + F2 ↣ HF
H2 + Cl2 ↣ HCl
H2 + Br2 ↣ HBr
H2 + I2 ↣ HI
Các phản ứng trên đều xảy ra nhanh ở nhiệt độ cao. Sau khi kết thúc phản ứng hòa tan khí thu được vào nước chúng ta sẽ thu được dung dịch axit tương ứng:
- HF có tên gọi là Hydro fluoride.
- HCl có tên gọi là Axit Clohidric.
- HBr có tên gọi là Axit flohydric.
- HI có tên gọi là Axit flohydric.
So sánh độ mạnh yếu của các axit trên ta được: HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng dần)

Hydro tác dụng với phi kim khác

Hydro có thể tác dụng với nhiều phi kim ở nhiệt độ cao tạo thành nhiều hợp chất khác nhau tồn tại ở các trạng thái khác nhau. Một trong những hợp chất quan trọng nhất có mặt hydro đó chính là nước.
Nước có được khi chúng ta cho hydro tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
H2 + O2 ↣ H2O
Một số phương trình khác khi cho hydro tác dụng với phi kim khác:
H2 + N2 ↣ NH3
H2 + S ↣ H2S
H2 + P ↣ PH5
Tất cả các phản ứng trên đều xảy ra ở nhiệt độ cao. Các em lưu ý thêm điều kiện trong phương trình phản ứng nhé.

Tác giả: TC-Chemistry

Tổng số điểm của bài viết là: 65 trong 13 đánh giá

5 - Xếp hạng: 5 - 13 phiếu bầu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây