Đề thi Olympic môn hóa học lớp 8 của trường THCS Bích Hòa - Thanh Oai - Hà Nội.
Câu I:( 3đ)
1. Xác định hóa trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tố trong các hợp chất sau: Al2O3, NaHCO3, H2SO4, KClO3, NH4Cl, Fe(NO3)2, Na2O, SO3, Mg(OH)2, H3PO4.
2. Hãy cho biết 3.1023 phân tử O2:
a. Có bao nhiêu mol phân tử O2?
b. Có khối lượng bao nhiêu gam?
c. Có thể tích bao nhiêu lít?
Câu II: (5đ)
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ hóa chất bị mất nhãn gồm: BaO, P2O5, MgO và Na2O đều là chất bột màu trắng
2. Cho các chất sau: Photpho, cacbon, magie, nhôm, lưu huỳnh, natri.
a. Thực hiện oxi hóa hoàn toàn mỗi chất trên. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Sản phẩm của các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào? Nếu là oxit thì viết công thức hóa học và gọi tên axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.
Câu III: (5đ)
1. Để điều chế khí hiđrô người ta cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch chứa 24,5 g axit sunfuric loãng.
a. Sau phản ứng có chất nào còn dư không? Tính khối lượng chất dư?
b. Tính thể tích khí hiđrô (đktc) và khối lượng muối thu được sau phản ứng?
c. Phải dùng thêm dung dịch chứa bao nhiêu gam axit sunfuric nữa để phản ứng hết với lượng sắt dư?
2. Khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai oxit là CuO và PbO có số mol bằng nhau bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được 10 g kết tủa. Tính khối lượng mỗi kim loại thu được
Câu IV: ( 3đ)
1. Xác định khối lượng KCl kết tinh được sau khi làm nguội 604 g dung dịch bão hòa ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan của KCl ở 80oC là 51 g và ở 20oC là 34 g.
2. Khí A có tỉ khối so với khí hiđrô là 8. Thành phần theo khối lượng khí A là 75%C còn lại là H. Hãy tìm thể tích không khí đủ để đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí A. Biết trong không khí có chứa 21% là khí oxi (các thể tích đo ở đktc).
Câu V:(4đ)
Hỗn hợp A gồm Fe2O3 và CuO, trong đó khối lượng của Fe2O3 gấp đôi khối lượng của CuO. Khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp A bằng H2 ở nhiệt độ cao người ta thu được 17,6 g hỗn hợp B gồm 2 kim loại.
a) Viết các PTHH xảy ra
b) Tính thể tích khí hiđrô (đktc) cần dùng cho sự khử trên
c) Tách sắt ra khỏi hỗn hợp B rồi cho phản ứng hết với 100 g dung dịch HCl ( phản ứng tạo thành muối sắt(II) clorua) thu được dung dịch C. Tính nồng độ phần trăm muối sắt (II) clorua trong dung dịch C.