Hóa học và Đời sống qua 385 câu hỏi đáp

Hóa Học và Đời Sống đã và đang là chủ đề thường xuyên được đề cập tới trong bài thi ở những năm gần đây. Từ khi chúng ta bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu và học tập môn học này đã cho chúng ta thấy được những hiện tượng xung quanh chúng ta không phải ngẫu nhiên có mà đó chính là sự vận động của vật chất.
Tới ngày hôm nay, các em đã có đầy đủ những kiến thức để giải thích cho những hiện tượng thường gặp trong đời sống rồi và để giúp các em tổng hợp lại thì chúng tôi xin chia sẻ 1 file tài liệu gồm có 385 câu hỏi đáp hóa học đời sống này.
Hóa học và Đời sống
Hóa học và Đời sống

1.Phèn chua là chất gì ?

Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali, ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.A12(SO4)3.24H2O.
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm.
Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phẩn chính là AI2O3), axit sunfuric và K2SO4.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan ttong nước lạnh nhuhg tan rất nhiều ttong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại ttong nước.
Cũng do tạo ra kết tủa A1(OH)3 khi khuấy phèn vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng ttong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt.
Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.
Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).

2.Hàn the là chất gì ?

Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử H2O (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều ttong nước nóng, không tan trong cồn 90°
Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh cuốn... để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn. Ngay từ năm 1985 tổ chức thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
Natri tettaborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi nóng chảy, gọi là ngọc borac.
Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa Na2B4O7.4H2O. Borac dùng để sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh màu và thuỷ tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi hàn, chất sát trùng và chất bảo quản, chất tẩy ttắng vải sỢi. Hàn the còn được dùng để bào chế dược phẩm.
Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng.
Tây y dùng dung dịch axit boric loãng làm nước rửa mắt, dùng natri tettaborat để chế thuốc chữa đau răng, lợi.

3. Mì chính (bột ngọt) là chất gì ?

Mì chính là muối natti của axit glutaric, một amino axit tự nhiên, quen thuộc và quan trọng. Mì chính có tên hoá học là monosodium glutamat, viết tắt là MSG. MSG có trong thực phẩm và rau quả tươi sống ở dạng tự do hay ở dạng liên kết với protein hoặc lipít. Tuy ở hàm lượng thấp, song chức năng của nó là một gia vị, tăng vị cho thực phẩm, làm nổi bật sự tươi sống, còn trong chế biến làm tăng sự ngon miệng. Người Hoa (và nhiều dân tộc Châu á) đã lợi dụng chức năng này ttong kĩ xảo ẩm thực để chế biến các món ăn thêm phần ngon miệng trong các nhà hàng Trung Quốc. Bản thân MSG không phải là một vi chất dinh dưỡng và chỉ có MSG tự do dạng đổng phân L mới là chất tăng vị, còn ở dạng liên kết với protein và lipit thì không có chức năng này. Những thức ăn giàu protein như sữa, thịt, cá... chứa nhiều MSG dạng liên kết. Ngược lại ở rau, quả, củ lại tổn tại ở dạng tự do như nấm có 0,18%, cà chua 0,14%, khoai tây 0,1%.
Người Nhật lúc đầu phân lập MST từ tảo biển, còn ngày nay MSG được tổng hỢp bằng công nghệ lên men.
Mì chính là một gia vị nhà hàng, đôi khi hỗ ttỢ cho một kĩ thuật nấu ãn tồi, thường bị lạm dụng về liều lượng.
Đã có nhũhg phát hiện về di chứng của bệnh ăn nhiều mì chính mà người ta gọi là “hội chúhg hiệu ăn Tàu”: Nhẹ thì có cảm giác ngứa ran như kiến bò trên mặt, đầu hoặc cổ có cảm giác căng cúhg ở mặt. Nặng thì nhức đầu, chóng mặt, buôn nôn.
Như vậy mì chính có độc hại không? Đã không ít lần MSG được đem ra bàn cãi ở các tổ chức lương nông thế giới (FAO) Y tế thế giới (WHO), uỷ ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA). Lần đầu tiên (1970) được quy định rằng lượng MGS sử dụng an toàn hàng ngày là 0 —>120mg/kg thể trọng, không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Năm 1979 lại được quy định tăng lên là - 150mg/kg thể ttỌng. Tới năm 1986 JECFA lại xem xét lại và xác định là MSG “không có vấn đề gì”.
Tóm lại, MSG là an toàn ttong liều lượng cho phép. Điều đáng lưu ý là mì chính không phải là vi chất dinh dưỡng mà chỉ là chất tăng vị mà thôi
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Hóa học và Đời sống qua 385 câu hỏi đáp
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Internet (onthivn247@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tài liệu hóa học khác
Gửi lên:
29/07/2021 05:55
Cập nhật:
17/04/2022 09:57
Người gửi:
Thầy Liêm
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
17.42 MB
Xem:
1595
Tải về:
7
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây