Gốc axit là gì và cách đọc tên gốc axit thường gặp nhất hiện nay

Chủ nhật - 23/10/2022 01:30
Gốc axit là gì - Cách đọc tên gốc axit chính xác nhất giúp các em học sinh ghi nhớ cách đọc tên của muối tương ứng có chứa gốc axit mà không bị nhầm lẫn hay thiếu. Bên cạnh đó, trong bảng gốc axit cũng có hoá trị của từng gốc axit từ đó giúp các em lập công thức hoá học của hợp chất dễ dàng hơn.
Gốc axit là gì và cách đọc tên gốc axit thường gặp nhất
Gốc axit là gì và cách đọc tên gốc axit thường gặp nhất

Gốc axit là gì ?

Gốc axit là một phần trong phân tử axit thu được khi tách riêng nguyên tử hidro linh động trong phân tử axit.
Thí dụ:
- Axit HCl sau khi tách hidro thu được gốc axit là Cl (1)
- Axit HNO3 sau khi tách hidro thu được gốc axit là NO3 (2)
- Axit H2SO4 sau khi tách hidro thu được gốc axit là HSO4 hoặc SO4 (3)
- Axit H3PO4 sau khi tách hidro thu được gốc axit là H2PO4 hoặc HPO4 hoặc PO4 (4)

Gốc axit được phân thành mấy loại ?

Gốc axit được phân thành 2 loại: Gốc axit còn hidro và gốc axit không còn hidro hoặc cũng có thể phân loại gốc axit thành loại trong gốc axit có oxi hoặc trong gốc axit không có oxi.
Như ở thí dụ trên ta thấy được gốc axit không còn hidro là thí dụ (1) - (2) còn thí dụ (3) - (4) là gốc axit vẫn có thể còn hidro. Bên cạnh đó, khi chúng ta phân loại gốc axit theo phân loại axit có oxi hoặc không có oxi thì thí dụ (1) thuộc nhóm gốc axit không có oxi còn thí dụ (2)-(3)-(4) là những gốc axit có oxi.
Gốc axit sẽ kết hợp với nguyên tố kim loại tạo thành muối và mỗi kim loại khác nhau sẽ liên kết với gốc axit theo một cách khác nhau nên chúng ta nắm bắt được từng gốc axit sẽ giúp tìm hiểu về hợp chất muối liên quan nhanh hơn. Trong bảng gốc axit còn có cột hoá trị của từng gốc axit tương ứng sẽ giúp các em học sinh dễ dàng lập công thức hoá học.

Bảng axit và gốc axit - Cách gọi tên gốc axit

STT

Công thức axit

Tên gọi Axit

Khối lượng axit (đvC)

Công thức gốc axit

Tên gọi gốc axit

Hóa trị

Khối Lượng Gốc Axit (đvC)

1

HCl Axit clohidric 36.5 -Cl Clorua

I

35.5

2

HBr Axit bromhidric 81 -Br Bromua

I

80

3

HF Axit flohidric 20  -F Florua

I

19 

4

HI Axit iothidric 128 -I Iotdua

I

127

5

HNO3 Axit nitric  63 -NO3 Nitrat

I

62

6

HNO2 Axit nitrit  47 -NO2 Nitrit

I

46

7

H2CO3 Axit cacbonic  62 =CO3 Cacbonat

II

60
-HCO3 Hidro Cacbonat I 61

8

H2SO4 Axit sufuric  98 =SO4 Sunfat

II

96
-HSO4 Hidro Sunfat I 97

9

H2SO3 Axit sunfuro  82 =SO3 Sunfit

II

80
-HSO3 Hidro Sunfit I 81

10

H3PO4 Axit photphoric  98 PO4 Photphat

III

95
-H2PO4 Đihidro Photphat I 97
=HPO4 Hidro Photphat II 96
☰PO4 Photphat III 95

11

H3PO3 Axit photphoro  82 ☰PO3 Photphit

III

79
-H2PO3 Đihidro Photphit I 81
=HPO3 Hidro Photphit II 80

12

H2SO3
 
Axit Sunfit
 
82
 
=SO3 Sunfit II 80
-HSO3 Hidro sunphit

I

81

13

H2CO3
 
Axit Cacbonic
 
62
 
=CO3 Cacbonat II 60
-HCO3 Hidro cacbonat

I

61

14

H2S Axit Sunfuhiđric  34 =S Sunfua

II

32
-HS Hidro Sunfua I 33

15

H2SiO3 Axit silicric  78 =SiO3 Silicat

II

76 
-HSiO3 Hidro Silicat I 77

Bảng trên phân loại các gốc axit thường gặp và các axit tương ứng với từng gốc axit các em lưu về làm tài liệu tham khảo sau này nhé.

Chúc các em học tốt!

Tác giả: TC - Chemistry, TC-Chemistry

Tổng số điểm của bài viết là: 80 trong 17 đánh giá

4.7 - Xếp hạng: 4.7 - 17 phiếu bầu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây