Muối là gì ?
Muối là hợp chất hoá học trong phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Một số muối thường gặp:
- NaCl có tên gọi muối là Natri Clorua - Tên gọi mới: Sodium chloride
- CuSO4 có tên gọi muối là Đồng Sunfat - Tên gọi mới: Cupric sunfat.
Công thức hoá học của muối
Công thức hoá học của
muối được chia thành 2 phần cho dễ hiểu là
phần kim loại và
phần gốc axit
Ví dụ:
CuSO4 có phần kim loại là Cu và gốc axit là SO4.
Tên gọi của muối
Muối có nhiều loại khác nhau nhưng đa phần các muối trong chương trình hoá lớp 8 được đọc theo trình tự sau đây:
Tên muối = Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + Tên gốc axit.
Lưu ý: Tên của muối có thể thay đổi do chương trình học mới quy định đọc tên kim loại theo quy ước UIPAC. Tham khảo bài viết cách đọc tên các nguyên tố
Ví dụ:
Na2SO4 được đọc là Natri Sunfat - Đọc tên theo cách mới: Sudium Sunfat
Phân loại muối
Muối được chia thành hai loại là muối trung hoà và muối axit.
+ Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit KHÔNG có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Thí dụ: Na2SO4, CuSO4, NaCl, BaSO4 . . .
+ Muối axit là muối mà trong gốc axit CÒN nguyên tử hidro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3 . . .