Tôi Yêu Hóa Học chia sẻ 6 nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi cần phải nhớ sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức và vận dụng làm câu hỏi trắc nghiệm rất nhanh. Vậy 6 nguyên tắc khi so sánh nhiệt độ sôi là gì hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
🔸 Nguyên tắc 1
Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
• Ví dụ 1: So sánh nhiệt độ sôi của CH₃COOH và C₃H₇OH.
- Cả hai đều có khối lượng phân tử bằng 60. Nhưng CH₃COOH có liên kết hiđro bền hơn liên kết hiđro trong C₃H₇OH. Nên
nhiệt độ sôi của CH₃COOH cao hơn nhiệt độ sôi của C₃H₇OH.
• Ví dụ 2 : So sánh nhiệt độ sôi của CH₃OH và CH₃CHO.
- CH₃OH có M=32. CH₃CHO có M=44. CH₃OH có liên kết hiđro, CH₃CHO không có liên kết hiđro, nên CH₃OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH₃CHO.
🔸 Nguyên tắc 2
Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
• Ví dụ 1: So sánh nhiệt độ sôi của CH₃OH và C₂H₅OH.
- Cả hai đều có cùng kiểu liên kết hidro, nhưng khối lượng của C₂H₅OH = 46 > khối lượng của CH₃OH = 32. Nên C₂H₅OH có
nhiệt độ sôi cao hơn CH₃OH.
• Ví dụ 2: So sánh nhiệt độ sôi của C₂H₆ và C₃H₈.
- Cả hai đều không có liên kết hiđro, khối lượng của C3H8 lớn hơn khối lượng của C2H6 nên C3H8 có nhiệt độ sôi lớn hơn.
🔸 Nguyên tắc 3
Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans.
❗️ Giải thích: Đó là do mô men lưỡng cực. Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0, đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mômen lưỡng cực của đồng phân cis.
• Ví dụ: Nhiệt độ sôi của cis but-2-en > trans but-2-en.
🔸 Nguyên tắc 4
Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc phân tử lớn hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn hơn.
• Ví dụ: So sánh hiệt độ sôi của các hợp chất sau:
(A) CH₃-CH₂-CH₂-CH₃ và (B) CH₃-CH(CH₃)-CH₃
- Cả hai đều có khối lượng bằng nhau, đều không có liên kết hiđro. A có diện tích tiếp xúc lớn hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn B.
🔸 Nguyên tắc 5
Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên kết ion sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
• Ví dụ : So sánh nhiệt độ sôi của CH₃COONa và CH₃COOH.
- CH₃COONa không có liên kết hiđro nhưng có liên kết ion giữa Na-O; CH₃COOH có liên kết hiđro. Nhưng nhiệt độ sôi của CH₃COONa cao hơn.
🔸 Nguyên tắc 6
Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro, có khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có tính phân cực hơn sẽ có
nhiệt độ sôi cao hơn.
• Ví dụ: So sánh nhiệt độ sôi của HCHO và C₂H₆.
- Hai hợp chất trên đều không có liên kết hiddro và khối lượng bằng nhau,nhưng HCHO có tính phân cực hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn.
-----------------------------------------------------
From TYHH with LOVEVIP ❤ - X
em thêm bài viết Tại Đây
Lưu ý: Các em nên viết 6 nguyên tắc này và những công thức cần thiết khác nữa sau khi giám thị phát tờ giấy nháp có đầy đủ chữ ký của giám thị.