Hóa Học 24Hhttps://www.hoahoc24h.com/uploads/hoa-hoc-123.webp
Thứ hai - 29/06/2020 23:42
S ra SO2 là một phản ứng hóa học giữa lưu huỳnh (S) với oxi (O2) được thực hiện ở nhiệt độ cao. Khi đó, lưu huỳnh sẽ cháy trong oxi tạo thành những hợp chất hóa học mới còn phụ thuộc vào điều kiện phản ứng là gì ?
Phản ứng hóa học giữa lưu huỳnh và oxi
1. Lưu Huỳnh là gì ?
Lưu huỳnh là một nguyên tố hóa học thuộc hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ở ví trí 16.
Kí hiệu hóa học: S
Phân loại nguyên tố: Phi kim
Màu sắc: Vàng chanh
Khối lượng mol: 32 u
Hóa trị lưu huỳnh: II, IV, VI
Độ âm điện: 2,58
Điểm nóng chảy: 115,2 độ C
Lưu huỳnh là một phi kim cũng khá phổ biến trên bề mặt trái đất thường xuất hiện ở những khu vực núi lửa hoạt động hoặc có thể tìm thấy lưu huỳnh dưới dạng khoáng chất sulfua và sulfat.
2. Phản ứng hóa học giữa Lưu huỳnh với Oxi
Lưu huỳnh phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao dao động trong khoảng từ 280 đến 360 độ C và không có xúc tác gì thì thường chúng ta sẽ đề cập tới một sản phẩm đó chính là lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2.
S + O2 → SO2
Phản ứng trên trong chương trình lớp 8 còn được gọi là phản ứng hóa hợp. Tuy nhiên, trong chương trình học lớp 10 thì chúng ta lại gọi nó là phản ứng oxi hóa - khử và dưới đây là phương trình ion của phản ứng trên
S - 4e → S+4
O + 2e → O-2
Sau khi thu được khí lưu huỳnh đioxit chúng ta có thể tiếp tục dẫn qua nước để SO2 tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit sunfurơ.
SO2 + H2O → H2SO3
Ngoài ra, khi chúng ta cho lưu huỳnh tác dụng với oxi dư và có xúc tác là V2O5 thì sẽ thu được khí SO3 là lưu huỳnh trioxit. Lưu huỳnh trioxit sau đó được tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch axit sunfuric. Quá trình trên được biểu diễn bởi những phương trình hóa học sau đây:
S + O2 → SO2
Quá trình phản ứng tạo khí lưu huỳnh đioxit.
SO2 + O2 → SO3
Quá trình tạo khí lưu huỳnh trioxit.
SO3 + H2O → H2SO4
Quá trình tạo dung dịch axit sunfuric
Phương trình ion của quá trình trên được biểu diễn như sau:
S - 4e → S+4
O + 2e → O-2
S+4 -2e → S+6
Vậy với chất xúc tác và lượng oxi dư thì lưu huỳnh có thể bị oxi hóa lên mức cao nhất là +6 trong hợp chất SO3 hoặc trong axit sunfuric có công thức là H2SO4.
Như vậy, với bài viết ở trên thì các em đã phần nào thấy được cách mà người ta có thể điều chế SO2 từ lưu huỳnh và axit sunfurơ cũng như cách điều chế SO3 từ lưu huỳnh và axit sunfuric rồi nhé.
Hãy nhớ để vận dụng những kiến thức của mình vào trong những bài học lần sau!