Hóa học lớp 8 - Bài 2 - Chất
I - Chất có ở đâu ?
Trong phần này chúng ta nhớ giúp thầy một số kiến thức như sau:
Vật thể là do chất cấu thành nên
Vật thể được chia thành 2 loại và vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
Vật thể tự nhiên là vật thể có sẵn trong tự nhiên hoặc không do con người tạo ra
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người chế tạo ra.
Như vậy, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Chất luôn gắn liền với vật thể và chúng không thể tách rời nhau.
II - Tính chất của chất
1. Mỗi chất có tính chất nhật định
Các trạng thái cơ bản của chất bao gồm: Rắn, Lỏng, Khí . . . các chất thường có màu, mùi, vị, tính tan trong nước hay không tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy . . . Đó chính ta những tính chất vật lý của chất.
Còn khả năng bị phân hủy, cháy được . . . mà chúng ta thấy chất bị biến đổi chất này thành chất khác thì gọi đó là tính chất hóa học của chất.
Như vậy, chất có 2 tính chất đó là tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Khi học hóa học chúng ta phải nghiên cứu về chất do vậy chúng ta nhớ là sau này học hóa học chúng ta sẽ nghiên cứu tính chất vật lý hay tính chất hóa học của chất nhé!
Nghiên cứu hiểu biết về chất, chúng ta thường cần những yếu tố sau:
a. Quan sát
Khi quan sát bên ngoài của chất chúng ta biết được màu sắc của chất đó và những tính chất bên ngoài.
b. Dùng dụng cụ đo
Muốn khảo sát nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của chất nào đó thì chúng ta sử dụng những dụng cụ đo chuyên dụng như nhiệt độ, áp kế . . . .
c. Làm thí nghiệm
Để thấy được rõ những tính chất của chất hơn
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì ?
Lợi ích lớn nhất mà khi chúng ta hiểu những tính chất của chất là vận dụng những tính chất đó phục vụ nhu cầu nào đó của con người.
Biết cách sử dụng chất và ứng dụng tốt hơn trong sinh hoạt đời sống của chúng ta
III - Chất tinh khiết
1. Chất tinh khiết
Chất tinh khiết có tính chất nhất định nào đó.
2. Hỗn hợp
Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào với nhau được gọi là hỗ hợp.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào tính chất vật lý hoặc tính chất đặc trưng của chất đó mà chúng ta sử dụng để tách một chất hoàn toàn ra khỏi hỗn hợp. Một số tính chất như tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy hay tính chất đặc trưng như nhiễm từ . . . rất hay được sử dụng trong những bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp nào đó.